Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

Rủi ro nợ xấu

Posted by Z-CLICK Thứ Tư, tháng 2 03, 2010, under | No comments

Có 20% DN nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng toàn cầu và 50% sắp trong tình trạng không trả được nợ.
Luật sư Văn phòng luật sư Leadco, ông Alexandre Legendre nhận định, khả năng tỷ lệ nợ khó đòi của ngành ngân hàng sẽ tăng so với con số được công bố chính thức là 5%, bởi các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng khá mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo ông Alexandre, cuộc khảo sát năm 2008 cho thấy, có 20% DN nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng toàn cầu và 50% sắp trong tình trạng không trả được nợ, do đó rất khó để đánh giá đúng tỷ lệ thực của nợ khó đòi.
Các chuyên gia trong ngành ngân hàng nhận định, sau khủng hoảng sẽ khó tránh được tình trạng nợ khó đòi gia tăng. Vì vậy, với các ngân hàng, phát triển tín dụng trong bối cảnh hiện nay cần có sự kiểm soát chặt điều kiện cho vay.
Theo đánh giá của ông Matthew Lourey, Giám đốc Khối dịch vụ tư vấn tài chính DN của Grant Thornton Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa hoàn thiện.
Trong khi đó, thị trường tín dụng phát triển tương đối mạnh. Các DN có thể tiếp cận vốn từ nhiều nguồn cung cấp tài chính một cách khá dễ dàng. Chính điều này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro nợ xấu gia tăng.
Để hạn chế rủi ro và xử lý tình trạng nợ xấu, ông Matthew Lourey cho rằng, điều quan trọng là các ngân hàng cần nắm bắt được tình hình hoạt động của DN để tìm ra biện pháp tốt nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa nguy cơ nợ xấu, nhất là khi thị trường có khó khăn.
Ông Philip Paterson, Giám đốc Bộ phận khách hàng DN và các định chế tài chính ANZ cho rằng, ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro. Do đó, nếu ngân hàng nào không chấp nhận rủi ro thì sẽ không có lợi nhuận. Các khoản nợ xấu là một phần trong việc kinh doanh của các ngân hàng.
Tuy nhiên, các khoản rủi ro đó phải ở mức chấp nhận được. Đồng thời, hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng phải luôn sẵn sàng. Điều này đã được các ngân hàng quốc tế, trong đó có ANZ quan tâm đặc biệt. Các ngân hàng trên thế giới đều có phòng quản lý rủi ro được điều hành bởi những chuyên viên giàu kinh nghiệm.
Theo ông Philip, vai trò của phòng quản lý rủi ro không phải chỉ để đòi lại khoản vốn hay phát mãi tài sản thế chấp, mà họ chính là những người được tham gia giải quyết các khoản nợ xấu một cách sớm nhất để có thể tránh hậu quả xấu. Các khoản vay có thể được tái cơ cấu, bán một phần tài sản, tăng vốn, tìm nhà đầu tư mới mua lại khoản nợ...
"Nếu những người quản lý rủi ro được tham gia giải quyết vấn đề càng sớm chừng nào thì ngân hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn chừng ấy. Tuy nhiên, phòng quản lý rủi ro không phải cứu được tất cả các khoản nợ xấu, mà quyết định quan trọng là khi nào biết và phát mãi tài sản cầm cố", ông Philip nói.
Nhưng làm thế nào để phát hiện những khoản nợ xấu luôn là vấn đề cần được ngân hàng quan tâm. Theo ông Philip, có 2 bước để có thể phát hiện nợ xấu. Thứ nhất, xem xét tình hình khoản vay và nếu khoản vay xấu, tức là ngân hàng đã đánh giá sai khi xét duyệt, thì cần phải đánh giá lại chứng từ, dòng tiền ngắn hạn, tài sản thế chấp.
Đồng thời, đánh giá phải được tiến hành thực hiện bởi những nhân viên giàu kinh nghiệm, trước đó chưa từng làm việc với khách hàng này. Bước kế tiếp là kế hoạch hành động và sau đó là tiền hành kiểm tra. Song, các đánh giá không phải để tìm kiếm lý do "tại sao khoản vay trở thành nợ xấu", mà chính là tìm kiếm một giải pháp tốt để xử lý.
Tuy nhiên, ông Philip cho rằng, điều quan trọng nhất để quản lý rủi ro nợ xấu là các ngân hàng cần có kinh nghiệm và am hiểu thị trường.
Mặt khác, các chuyên viên quan hệ khách hàng phải báo ngay cho cấp có thẩm quyền về vấn đề tiềm ẩn nợ    xấu để có những bước chuẩn bị thích hợp. Ngoài ra, ngân hàng có thể đầu tư thêm tiền khi khách hàng gặp khó khăn để giúp họ vượt qua.                                                                                                                 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt có dấu !


Xem Nhiều

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ blog

Blog Archive