Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2010

Tâm Lý Bán Hàng

Posted by Z-CLICK Chủ Nhật, tháng 2 28, 2010, under | No comments

1) Chúng ta tiếp nhận quyết định thường là theo cảm tính
Các quyết định được chúng ta đưa ra thường được dựa trên cảm giác, nhu cầu hoặc tình cảm chứ không hẳn là tính lô-gíc. Chính vì nguyên nhân này, các lợi ích phi vật chất mà chúng ta nhận được chính là một trong những yếu tố thuyết phục hành động mua hàng. Đừng quên nút ấn mà với nó, bạn có thể tác động đến tình cảm của con người.

2) Chúng ta cần cơ sở lập luận
Ví dụ: một người nhìn thấy quảng cáo với bức ảnh về chiếc xe hơi thể thao và anh ta thấy thích nó. Anh ta sẽ không mua chiếc xe này khi chưa thấy thích nó, và anh ta muốn có được các thông tin cụ thể về đặc điểm kỹ thuật như công suất động cơ, độ an toàn, giá cả và dịch vụ chăm sóc. Anh ta muốn có chiếc xe này vì nó cho phép anh ta có được cảm giác thoải mái. Nhưng anh ta chỉ mua nó khi có thể biện minh cho hành vi mua bán của mình và chứng minh được tính lý trí của hành động đó.

3) Chúng ta là trung tâm tâm tự kỷ
Chúng ta nhìn nhận thế giới với quan điểm của cách mà nó có quan hệ với chúng ta Khi có ai đó yêu cầu chúng ta thực hiện điều gì đó, chúng ta lập tức bắt đầu nghĩ rằng, liệu điều này mang lại cho chúng ta những gì? Con người thường cố gắng nghĩ về bản thân trước hết. Thậm chí anh ta là người rất tốt. Đó là bản chất của con người.

4) Chúng ta coi trọng giá trị
Khi lựa chọn sản phẩm này hay sản phẩm kia, chúng ta thường quan tâm tới giá trị của nó trước hết. Sau đó, chúng ta so sánh giá trị đó với giá hàng hóa.Giá trị hàng hóa càng lớn so với giá hàng hóa thì xác suất mà sản phẩm sẽ được bán cho người này càng cao hơn. Dĩ nhiên, đối với mỗi người thì giá trị hàng hóa là giá của bản thân.


5) Tính xã hội
Não người không phải là máy tính.Các nhà bác học đã chứng minh rằng chức năng chính của não được thể hiện ở việc giải quyết các vấn đề tác động xã hội, mối quan hệ lẫn nhau giữa con người. Chúng ta hãy thử nhớ lại các bài giảng toán thời phổ thông. Bản chất của bài toán luôn dễ hiểu, nếu như nó có liên quan đến cuộc sống thực chứ không phải với các dữ liệu trừu tượng. Vì thế mà trong việc quảng bá sản phẩm, nhiều công ty tích cực sử dụng lời nhận xét của các khách hàng khác, các câu chuyện thành công, ảnh, hình minh họa…

6) Bạn không thể buộc mọi người làm bất cứ điều gì
Khi mọi người mua bán, điều này diễn ra không phải bởi bạn có được quyền lực với họ. Bạn có thể kêu gọi, chỉ huy, nhưng cối cùng, con người cũng sẽ làm điều mà họ muốn chứ không phải điều mà bạn muốn. Điều này có nghĩa là công việc của bạn được thực hiện nhằm chỉ ra cách thức mà bạn đề nghị, thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và trong tương lai của khách hàng.
7) Mọi người thích mua sắm
Con người thực sự rất thích mua sắm. Đơn giản là hãy lưu ý đến ngành công nghiệp phần mềm. Gần như mỗi một phần mềm nhỏ có bản quyền đều có tỷ biến miễn phí.Nhưng mọi người tiếp tục sử dụng chương trình phần mềm tính phí. Đừng vội vàng thúc đẩy quá trình mua hàng – bản thân con người sẽ muốn kết thúc quá trình đó. Bạn chỉ cần đưa ra đề xuất hấp dẫn khiến khách hàng quan tâm.
8) Chúng ta thường hay nghi ngờ
Phần lớn mọi người ngần ngừ lưỡng lự với một món hàng nào đó. Họ không muốn rủi ro. Bạn không bao giờ không thể nói trước được về sự thiếu tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Vì thế mà cần tính đến các yếu tố: kết quả thử nghiệm, nghiên cứu, xác nhận từ các nguồn thông tin, các dữ liệu khoa học.

9) Mọi người luôn tìm kiếm một thứ gì đó
Tình yêu. Sự giàu có. Vinh quang. Tiện ích. An toàn. Họ luôn tìm kiếm một thứ gì đó. Nhiệm vụ của bạn rất đơn giản – hãy đưa ra những gì mà họ tìm kiếm. Và không cần gì hơn. Thế là đủ.

10) Mọi người hành động thường là theo tâm lý bầy đàn:
Nếu được những người khác đánh giá thì sản phẩm được coi là tốt. Những cuốn sách bán chạy nhất, những bộ phim bom tấn thu hút nhiều lượt độc giả và khán giả chỉ bởi vì đã có nhiều người đã đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim.

Giải Quết Vấn Đề và Quyết Định

Posted by Z-CLICK Chủ Nhật, tháng 2 28, 2010, under | No comments

Giai quyet van de_12.jpg
Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và ra quyết định mỗi ngày. Nếu chúng ta giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt, chúng ta sẽ thành công. Ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn “thử và sửa sai”, dần dần mất tự tin và ta sẽ thất bại. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là chúng ta chưa biết cách giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Vậy vấn đề là gì? Tại sao phải giải quyết vấn đề và ra quyết định?

 

Hiểu nôm na, vấn đề là một mục tiêu nhưng chưa biết cách thực hiện hoặc chưa biết cách thực hiện nào là tối ưu. Ví dụ: Bạn mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng nhưng bạn chưa biết cách nào để đạt được. Đó là vấn đề của bạn. Bạn tìm đủ mọi cách: đi học, nghe, xem thần tượng của mình hát, luyện tập ngày đêm… Đến một ngày đẹp trời, bạn ra đường, người ta vây lấy bạn, tặng thật nhiều hoa và quà, gọi bạn là ca sĩ X, Y và xin chữ ký. Nghĩa là bạn đã trở thành ca sĩ nổi tiếng như hằng mơ ước.
Bạn có hạnh phúc khi đạt được mơ ước không? Chắc là có, ít nhất là trong thời gian đầu của ánh hào quang. Như vậy, vấn đề trở thành ca sĩ nổi tiếng của bạn đã được giải quyết. Lúc này bạn có còn gì mơ ước nữa không? Phải có chứ! Bạn lại mơ ước nhiều điều khác. Và bạn lại tiếp tục tìm cách giải quyết.

 

Vấn đề đôi khi là những việc rất đơn giản. Tìm ra một con đường ngắn nhất để đi làm mà không bị kẹt xe mỗi ngày cũng là một vấn đề tất cả chúng ta đều mơ ước. Nếu bạn thường xuyên giải quyết được vấn đề của mình. Bạn sẽ rất thành công và tự tin hơn. Trái lại, bạn ngại mọi sự thay đổi, thiếu tự tin và thường bị động. Vấn đề là “giải quyết vấn đề” cách nào? Giống như trước khi ra đường, bạn cần biết mình muốn đi đâu. Để giải quyết vấn đề, trước tiên, bạn cần xác định vấn đề của mình. Đó là những hiện trạng, những nguy cơ có thể xảy ra và những mục tiêu bạn mong muốn đạt được. Sau khi đã xác định rõ vấn đề, bạn nên “phát biểu vấn đề” cho nhiều người biết và cùng bạn giải quyết nó nhé
Xin bạn đừng quá vội vàng giải quyết ngay vấn đề. Nếu quá vội vàng, bạn có nguy cơ giải quyết phần ngọn của vấn đề thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Giống như nhổ cỏ, nếu bạn chưa nhổ được gốc mà chỉ cắt ngang ngọn cỏ, hôm sau, cỏ lại mọc thêm nhiều ngọn mới, xanh tốt hơn gấp nhiều lần cái ngọn hôm qua. Trớ trêu thay, ngọn thì bao giờ cũng dễ nhìn thấy hơn gốc. Và vì thế ta thường bị “đánh lừa”. Vì vậy, bạn cần bình tĩnh và dành đủ thời gian để đi tìm “nguyên nhân gốc” của chúng. Khi đã biết rõ “nguyên nhân gốc”, giờ đây bạn bắt đầu “tìm giải pháp”. Đây là lúc bạn tận dụng hết kiến thức, kỹ năng và tư duy sáng tạo của mình để tìm được càng nhiều giải pháp càng tốt.

Trong lúc tìm giải pháp, bạn không nên bận tâm đến tính khả thi của chúng. Vì nếu phải đắn đo, cân nhắc lúc này, bạn sẽ khó có thể tìm được nhiều giải pháp. Khi có một “kho” giải pháp rồi, bạn suy nghĩ, cân nhắc tính khả thi vẫn chưa muộn. Cuối cùng, bạn hãy cân nhắc và quyết định chọn một giải pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế của mình. Giải pháp phù hợp, có khi không phải là giải pháp tốt nhất đâu bạn nhé! Nhưng trong nhiều trường hợp, ta cũng không cần phải mất quá nhiều công sức, thời gian và chi phí để giải quyết triệt để một vấn đề. Nếu có giải pháp đơn giản hơn nhưng vẫn có thể giải quyết tương đối tốt vấn đề thì cũng đáng cho ta chọn lắm phải không? Vì vậy, bạn không cần quá cầu toàn mọi lúc, mọi nơi.
 

Có một nghịch lý là chúng ta thường dành rất nhiều thời gian để tìm giải pháp và ta tìm được giải pháp rất tuyệt vời. Nhưng sau đó thì ta lại chẳng làm gì cả. Giải pháp vẫn chỉ là giải pháp. Còn vấn đề của ta vẫn còn nguyên đấy. Đó chính là điều tôi muốn nói với bạn. Khi chọn được giải pháp rồi, hãy bắt tay thực hiện ngay để biến nó thành hiện thực. Vấn đề chỉ khuất phục bạn, khi bạn quyết tâm giải quyết chúng. Nếu bạn bỏ qua bước này, mọi công sức trước đó của bạn đều trở nên vô nghĩa. Giờ ta cùng mở tiệc mừng thôi! Chúc bạn luôn chủ động với những vấn đề của mình và thành công trong công việc và cuộc sống!

Biến Xung Đột Thành Cơ Hội Hợp Tác

Posted by Z-CLICK Chủ Nhật, tháng 2 28, 2010, under | No comments

Có thể đó là một bài học cuộc sống được rút ra hay bạn cảm thấy có một cảm giác gắn bó mới mẻ giữa mọi người với nhau. Những gắng sức làm sạch bầu không khí sẽ giúp bạn bắt đầu lại mọi thứ với những suy nghĩ mới.

Mặc dù vậy, thông thường trước khi bạn có thể đem lại cho mối quan hệ của bạn những hơi thở tươi mới, một vài cuộc hội thoại không mấy thoải mái sẽ cần diễn ra.

Tiến sỹ Elinor Robin, chủ trang web tư vấn www.elinorrobin.com, là một nhà đàm phán kinh doanh, một nhà đào tạo nghệ thuật đàm phán và nhà tư vấn quản lý xung đột cho các công ty nhỏ, các nhân viên công sở và tất cả những ai có nhu cầu.

Elinor kể lại một câu chuyện về ba người phụ nữ tranh cãi với nhau chỉ vì sở hữu một quả chanh. Người phụ nữ thứ nhất nói rằng quả chanh được để lại cho bà trong một bản di chúc; người phụ nữ thứ hai nói rằng bà có một hóa đơn về việc mua quả chanh và người phụ nữ thứ ba nói rằng quả chanh được trồng trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bà.

Cả ba người phụ nữ này đều biết rằng nếu họ giải quyết tại tòa án, họ vừa có thể là người chiến thắng vừa có thể là người thua cuộc dựa trên giải thích của thẩm phán về ai là người có quyền sở hữu hợp pháp đối với quả chanh. Và sự thỏa hiệp sẽ để họ cắt quả chanh ra làm ba phần bằng nhau.

Đôi lúc, sự thỏa hiệp là một lựa chọn tốt, nhưng trong câu truyện này, ba người phụ nữ còn vượt xa hơn cả sự thỏa hiệp khi ngồi xuống và thực tế nói chuyện với nhau. Họ thấy rằng một người phụ nữ muốn những hạt chanh để có thể trồng thêm các cây chanh; một phụ nữ khác muốn vỏ tranh để làm một vài chiếc bánh và người phụ nữ còn lại muốn cùi chanh để có các cốc nước chanh.

Chỉ khi có những cuộc hội thoại cởi mở và chân thực, ba người phụ nữ mới có thể đạt được một giải pháp đem lại tất cả những gì họ mong muốn nhất.

Xung đột như một chất xúc tác

Về cơ bản, có hai dạng xung đột khác nhau: các xung đột công việc (Task conflict) và các xung đột cảm xúc (Emotional conflict).

Các xung đột công việc trọng tâm vào những hành động cần thực hiện và cách thức làm một việc nào đó. Những xung đột này thường đóng vai trò như những chất xúc tác, động viên và chào mời chúng ta tìm hiểu về những khác biệt của chúng ta.

Khi chúng ta đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các xung đột này bằng việc tiến hành các cuộc hội thoại hay thảo luận, chúng ta thường có thể xác định được cách thức tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu chung hay tiếp cận những quyết định chuẩn xác hơn.

Các xung đột cảm xúc (hay còn gọi là các bất đồng tính cách) là kết quả của những vận động tâm lý thường phát sinh ngầm bên dưới bề mặt. Đây là những xung đột xuất hiện khi một hay cả hai bên cảm thấy mình đánh giá thấp hay không được coi trọng.

Thông thường, các xung đột cảm xúc và các xung đột công việc sẽ xuất hiện cùng nhau hay một xung đột công việc có thể trở nên bị kích động hay bị hiểu sai, dẫn tới sự nghi ngờ, ganh đua và xung đột cảm xúc.

Theo Elinor, tin tốt là bạn có thể giải quyết cả những xung đột phức tạp nhất nếu các bên sẵn lòng ngồi xuống trò chuyện. Dưới đây là kế hoạch 10 bước để biến các xung đột của bạn thành vàng:

1) Chuẩn bị.

Hãy ghi ra một vài chú ý về tình hình và cảm giác hiện tại của bạn. Hãy viết về nơi bạn đang đứng trong hiện tại, nơi bạn muốn đến trong tương lai và làm thế nào bạn có thể đến được đó.

2) Kêu gọi sự đình chiến.

Hãy sẵn lòng ngồi xuống bàn và ở đó trong một thời gian. Phía bên kia cũng sẽ làm giống bạn nếu thông điệp của bạn là: “Tôi thực sự muốn tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai chúng ta”. Nếu bạn không thể truyền tải thông điệp, hãy tìm kiếm ai đó có thể can thiệp thay mặt bạn và đưa các bên vào bàn đàm phán.

3) Lên lịch đàm phán

Hãy ngồi xuống vào thời điểm mà bạn và phía bên kia đã nhận rõ vấn đề và có thể xây dựng cho cuộc đàm phán quan trọng này những lịch trình thích hợp cùng công sức bỏ ra thích đáng cho nó.

4) Lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe

Hãy lắng nghe như thế bạn là một người giám sát ngoài cuộc không có trước bất cứ kiến thức nào về tình huống. Hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán kinh doanh đã dạy cho Elinor rằng luôn có ít nhất hai mặt trong mỗi câu truyện. Bạn có thể ngạc nhiên khi bạn nghe thấy phần còn lại của câu chuyện.

5) Xác định các cảm xúc

Tại gốc rễ của tất cả các xung đột của con người, cho dù là hai đứa trẻ ở trong sân trường hay hai quốc gia trong cuộc chiến tranh, một ai đó cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, đánh giá thấp, bị tước quyền, không được quan tâm hay bị bỏ qua. Đôi lúc, chỉ cần xác định các cảm xúc của bạn và nhận ra rằng phía bên kia cũng có cảm xúc như vậy là đủ để giải quyết các tranh chấp của bạn.

6) Sẵn lòng xin lỗi

Mối quan hệ càng gần gũi bao nhiêu, bạn sẽ càng cần phải sẵn sàng xin lỗi bấy nhiêu. Nếu bản thân bạn không thể xin lỗi về một vấn đề cụ thể nào đó, ít nhất hãy xin lỗi vì đã làm phía bên kia phải lo lắng, bận tâm tới sự việc hay bất cứ những gì bạn đã làm góp phần vào đó.

7) Đừng để các mối xung đột không được giải quyết

Một thỏa thuận rằng các bên vẫn bất đồng ý kiến sẽ không thích hợp chút nào. Việc này chỉ dẫn bạn tới những cuộc tranh đấu khác trong tương lai.

8) Nếu tất cả vẫn thất bại, hãy nhờ cậy đến sự giúp đỡ của chuyên gia

Thông thường, một ý kiến bên ngoài sẽ như một tia sáng lóe lên trong bóng tối và có thể giúp bạn đạt được một thỏa thuận. Hãy quan tâm tới việc mang đến một nhà điều đình khi mối quan hệ hay xung đột mang tính quan trọng.

Khái Niệm và Bản Chất Của Kế Toán

Posted by Z-CLICK Chủ Nhật, tháng 2 28, 2010, under | No comments

Có nhiều cách tiếp cận về kế toán, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán. Tuy nhiên, những định nghĩa này đều thống nhất với nhau ở chỗ: kế toán là một hệ thống của những khái niệm và phương pháp, hướng dẫn chúng ta thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin cần thiết cho việc ra những quyết định tài chính hợp lý. Sau đây là một số định nghĩa đã được đưa ra:
+ CÁC ĐỊNH NGHĨA KẾ TOÁN CỦA VIỆT NAM
ĐỊNH NGHĨA 1: Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bản chất của kế toán được nhận định “Kế toán xã hội chủ nghĩa là công việc tính toán, ghi chép, phản ánh bằng con số một cách liên tục, toàn diện và hệ thống các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế, qua đó mà giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước; tình hình bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.”
ĐỊNH NGHĨA 2: Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước đã ghi rõ: “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước cũng như của từng tổ chức xí nghiệp.”
ĐỊNH NGHĨA 3: Theo TS. Trần Anh Hoa, trong luận án tiến sĩ của mình đã đưa ra định nghĩa như sau: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính hữu ích của một tổ chức đến các đối tượng sử dụng để trên cơ sở đó đề ra các quyết định hợp lý.”
ĐỊNH NGHĨA 4: Theo website www.vcci.com.vn thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.”
ĐỊNH NGHĨA 5: Theo Website www.kiemtoan.com.vn thì “Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
ĐỊNH NGHĨA 6: Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
+ CÁC ĐỊNH NGHĨA KẾ TOÁN CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
ĐỊNH NGHĨA 7: Khái niệm hướng đến phương pháp, đây là loại khái niệm mà Luca Pacioli (1447-1517) – nhà toán học vĩ đại người Ý có nhiều đóng góp cho ngành kế toán thế giới, đã đưa ra cuốn “Chú giải về tài khoản và các bút toán” mà theo đó, “có 3 điều kiện cần thiết cho bất cứ ai muốn kinh doanh: thứ nhất, là phải có tiền; thứ hai, người chủ doanh nghiệp phải có khả năng tính toán nhanh và đồng thời biết lập sổ sách kế toán; và điều kiện sau cùng là phải có khả năng tổ chức công việc một cách khoa học, linh động nhằm đảm bảo tiến độ hoạt động kinh doanh.”
ĐỊNH NGHĨA 8: Khái niệm hướng đến nội dung, cốt lõi vấn đề, đại diện tiêu biểu của trường phái này là nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp J.Furaste, ông cho rằng “hệ thống kế toán là một lĩnh vực khoa học hiện đại với mục đích tính toán giá trị tài sản của doanh nghiệp, đồng thới xác định giá trị của vốn đầu tư”. Khái niệm này chỉ ra hình thức tồn tại của quy trình kế toán mà chưa nêu ra được lý do của việc tính toán giá trị tài sản cũng như việc xác định vốn đầu tư của doanh nghiệp.
ĐỊNH NGHĨA 9: Khái niệm nghiêng về mục đích, kết quả, cuối thế kỷ 19, nhiều kế toán viên nhận ra một thực tế rằng, người ta cần hệ thống sổ sách giấy tờ kế toán không phải chỉ để đánh giá giá trị tài sản doanh nghiệp hay giá trị vốn đầu tư mà nhằm mục đích quản lý. Chính vì vậy mà E. Pizani – một kế toán viên người Ý đã đưa ra một định nghĩa về kế toán như sau: “Kế toán là khoa học sử dụng các phép tính toán, dựa trên các quy định của pháp luật và kinh tế nhằm mục đích quản lý đồng thời để đạt được những hiệu quả kinh tế khả quan nhất”
ĐỊNH NGHĨA 10: Theo Sokolov, một chuyên gia hàng đầu về kế toán tại Nga thì “kế toán là ngôn ngữ của các ký hiệu cũng như quy ước sử dụng và được tạo ra với mục đích làm thay thế các đối tượng thực tế bằng các ký hiệu hay biểu tượng, cho phép phản ánh một cách trung thực hoạt động kinh doanh cùng các kết quả của hoạt động kinh doanh đó”
Sokolov cũng đưa ra hai khái niệm về kế toán. Xét về khía cạnh lý thuyết, “kế toán chính là khoa học về bản chất cũng như cấu trúc các sự kiện diễn ra trong cuộc sống, trong hoạt động kinh doanh của con người. Nhiệm vụ của kế toán là phản ánh nội dung của các quá trình hoạt động kinh doanh cũng như mối liên hệ giữa các phạm trù luật pháp và phạm trù kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh đó.”
Còn nếu xét từ khía cạnh thực tế, “kế toán là một quá trình theo dõi, phân loại, tổng hợp, phân tích và chuyển tải thông tin về các sự kiện xảy ra trong hoạt động kinh doanh của con người. Nhiệm vụ của kế toán xét từ khía cạnh này là việc đưa ra các nguồn thông tin phục vụ cho mục đích quản lý.”
ĐỊNH NGHĨA 11: Một định nghĩa về kế toán được chấp nhận trong suốt thời gian qua là định nghĩa được trình bày trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” ban hành bởi Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
ĐỊNH NGHĨA 12: Uy ban nguyên tắc kế toán của Mỹ (APB), trong thông báo số 4, đã định nghĩa. “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế.”
ĐỊNH NGHĨA 13: Uy ban thuật ngữ của học viện kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) đã định nghĩa: “Kế toán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một phương pháp riêng có dưới hình thức tiền tệ về các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết định.”
ĐỊNH NGHĨA 14: Giáo sư, Tiến sĩ Robert Anthony – một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nội tiếng của trường Đại học Harvard của Mỹ cho rằng “Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”
ĐỊNH NGHĨA 15: Giáo sư, tiến sĩ Grene Allen Gohlke của Viện Đại Học Wisconsin lại định nghĩa: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho Ban giám đốc có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế”
ĐỊNH NGHĨA 16: Trong cuốn sách “Nguyên lý kế toán Mỹ”, Ronnald J. Thacker nêu quan điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý. Theo Ronnald J. Thacker “Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức”
ĐỊNH NGHĨA 17: Theo Uy ban thực hành kiểm toán quốc tế (International Auditing Practices Committee) thì “Một hệ thống kế toán là hàng loạt các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp mà nhờ hệ thống này các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện duy trì các ghi chép tài chính”
ĐỊNH NGHĨA 18: Khi định nghĩa về kế toán, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”
Tiến hành phân tích các định nghĩa kế toán, chúng ta thấy nổi lên các quan điểm sau:
=> KẾ TOÁN LÀ NGHỆ THUẬT HAY KHOA HỌC
           Có khái niệm cho rằng “Kế toán là nghệ thuật”, có khái niệm cho rằng “Kế toán là khoa học”, có khái niệm cho rằng kế toán là một hoạt động “dịch vụ” và ngụ ý kế toán bao hàm những kỹ thuật nhằm để sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định, dịch vụ ở đây cũng hàm ý là “Kế toán là nghệ thuật”
          Đã có nhiều cuộc tranh luận với những quan điểm khác nhau: “Kế toán là một nghệ thuật hay một khoa học?”
          Những người cho rằng kế toán là một nghệ thuật, đề nghị các kỹ năng của kế toán cần thiết cung cấp để trở thành nhà kinh doanh giỏi, phải được giảng dạy và cách tiếp cận hợp pháp với kế toán phải được đảm bảo.
          Những người ủng hộ kế toán là một khoa học đề nghị thay vì giảng dạy các mô hình đo lường của kế toán cho các sinh viên, chuyên ngành kế toán, thì cung cấp cho họ những cái nhìn thấu đáo hơn về quan điểm đối với kế toán qui ước, thừa nhận con số phát sinh đang cố gắng như thế nào để thoả mãn mục tiêu phục vụ các như cầu của người sử dụng; và gợi ý những suy nghĩ về lĩnh vực đó và những động lực thay đổi của kế toán.
         Cho dù có những quan điểm khác nhau, nhưng phần đông các quan điểm cho rằng kế toán là một khoa học lý luận phù hợp hoàn hảo với quan điểm hiện nay được Mantz phát biểu: “Kế toán có quan hệ với các doanh nghiệp mà chắc chắn là những nhóm người trong xã hội, nó quan tâm đến các giao dịch và những sự kiện kinh tế khác mà có hậu quả về mặt xã hội và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và có ý nghĩa cho người làm việc trong các hoạt động có liên quan với xã hội, tóm lại kế toán là một khoa học xã hội.”

=> PHẠM VI CÔNG VIỆC KẾ TOÁN
           Các định nghĩa trước đây về kế toán thường chú trọng đến các nhiệm vụ giữ sổ sách cố hữu của kế toán đó là ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên ngày nay, định nghĩa hiện đại về kế toán rộng hơn nhiều, kế toán là một hệ thống thông tin cung cấp thông tin định lượng. Vì vậy, người kế toán ngày nay không chỉ quan tâm đến việc giữ sổ sách mà đến toàn bộ các hoạt động bao gồm việc hoạch định chương trình và giải quyết vấn đề; hướng sự quan tâm của lãnh đạo đến những điều cần lưu tâm, đánh giá và duyệt xét các hoạt động của doan nghiệp và kiểm tra sổ sách. Người kế toán ngày nay chú trọng đến những nhu cầu bức thiết của những người sử dụng thông tin kế toán, dù những người sử dụng này ở trong hay ngoài đơn vị kinh doanh.
            Kế toán được định nghĩa như là một hệ thống thông tin dùng để đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin về tài chính của một đơn vị kinh tế. Thông tin này giúp người sử dụng có thể đưa ra các quyết định hợp lý của mình.
           Theo quan điểm này, kế toán được xem như là gạch nối giữa các hoạt động kinh doanh và những người làm quyết định. Thứ nhất, kế toán đo lường các hoạt động kinh doanh bằng cách ghi chép. Thứ hai, các thông tin được ghi chép sẽ được xử lý để trở thành các thông tin hữu ích. Thứ ba, thông tin này được truyền đạt qua các bảng báo cáo đến những người sử dụng để ra các quyết định.
           Người ta nói rằng các dữ kiện về hoạt động kinh doanh là đầu vào của hệ thống kế toán và những thông tin hữu ích cho người ra quyết định là đầu ra đã được hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
           Người ta thường nhầm lẫn giữa kế toán và ghi chép kế toán. Việc ghi chép kế toán là một quá trình hay nói đúng hơn là một công đoạn của kế toán, là phương tiện để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giữ sổ sách. Việc ghi chép lặp đi lặp lại có tính cách máy móc là một phần nhỏ, đơn giản nhưng quan trọng của kế toán. Trái lại, kế toán thì lại khác, nó bao gồm việc thiết kế một hệ thống thông tin đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin về kế toán. Mục tiêu chính của kế toán là phân tích, giải trình và sử dụng thông tin.
 MỤC ĐÍCH CỦA KẾ TOÁN:
          Bản chất kế toán và lý luận của nó chịu sự chế định lịch sử, mà tính chế định lịch sử của kế toán là do hình thái kinh tế xã hội gây nên. Vì vậy, mục đích của kế toán có sự khác nhau ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau.
         Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước làm chủ tất cả các nguồn lực sản xuất và cung cấp tất cả nhu cầu vốn, các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo phương thức “cấp phát vật tư và giao nộp sản phẩm” theo kế hoạch cấp trên giao. Mặt khác, các xí nghiệp lại bị giới hạn về quyền quyết định nên nhu cầu thông tin nội bộ hầu như không phải là vấn đề thiết yếu. Do vậy, mục đích của kế toán trong cơ chế kinh tế này là nhằm cung cầp thông tin cho Nhà nước để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Chức năng của kế toán là phản ánh và giám đốc tài sản xã hội chủ nghĩa và các hoạt động kinh tế. Vì thế, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bản chất của kế toán được nhận định như trong định nghĩa 1 và đinh nghĩa 2.
        Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều bình đẳng trong quá trình kinh doanh, mối quan hệ kinh tế tài chính của các doanh ghiệp được mở rộng. Mặt khác, với sự phát triển đa dạng của các nguồn tạo vốn từ bên ngoài đã làm cho đối tượng sử dụng thông tin kế toán trở nên đa dạng hơn. Mục đích của kế toán không chỉ cung cấp thông tin chủ yếu cho bản thân doanh nghiệp, cho Nhà nước, mà còn cung cấp thông tin cho các đối tượng như ngân hàng, các nhà đầu tư tương lai, nhà cung cấp, khách hàng,… Vì vậy, định nghĩa kế toán nhấn mạnh đến chức năng cung cấp thông tin – và chức năng này được coi là chức năng cơ bản nhất của kế toán. Các định nghĩa sau này kể cả Việt nam, cũng như các nước trên thế giới đều nhấn mạnh đến chức năng cung cấp thông tin của kế toán.
        Như vậy, để định nghĩa về kế toán cần phải dựa vào bản chất của kế toán – mà bản chất này lại tùy thuộc vào hình thái kinh tế xã hội – nơi hoạt động kế toán diễn ra.

  THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ:
       
Vai trò của kế toán bắt đầu hình thành khi con người chú ý đến hoạt động thương mại. Trong các hình thái xã hội, mọi người thực hành các qui định kinh tế mà khởi đầu bằng trao đổi tài sản theo giá thỏa thuận. Để thỏa thuận giá, cần có một đơn vị đo lường hoặc một vật trao đổi trung gian có tính phổ biến  đối với mọi thành viên trong xã hội. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, vật trao đổi trung gian cuối cùng được chấp nhận là đơn vị đo lường bằng tiền tệ. Tiền được dùng để định giá trị của tài sản và là phương tiện thanh toán thuận tiện nhất. Vì được ứng dụng rộng rãi nên việc sử dụng đơn vị tiền tệ để làm cơ sở chung là yếu tố cơ  bản trong quá trình phân tích kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó, tất cả các ngành khoa học xã hội đều đòi hỏi thông tin định lượng. Đây là lĩnh vực mà kế toán nghiên cứu. Kế toán đáp ứng nhu cầu đồi với thông tin định lượng và nhất là thông tin về tài chính.
Sau khi phân tích và tiếp cận các quan điểm khác nhau về khái niệm kế toán, chúng ta xác định được vai trò và bản chất của kế toán:
• VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN
Vai trò của kế toán là tạo ra thông tin về sự kiện kinh tế phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường của nó. Kết quả của kế toán được trình bày tốt nhất bởi mô hình thông tin, và được trình bày trên các báo cáo tài chính, với những ghi chú giải trình của quá trình lập báo cáo tài chính và những thông tin khác của doanh nghiệp đã được kiểm toán, theo nghĩa kiểm toán viên đã phán xét độc lập để chứng nhận sự việc những báo cáo này trình bày trung thực với tình hình và kết quả của doanh nghiệp và phù hợp với nguyên tắc kế toán thừa nhận chung.
Các thông tin của kế toán được tao ra nhằm giúp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau.
a> Các nhà quản trị doanh nghiệp
Bao gồm các cấp độ quản trị khác nhau trong doanh nghiệp là những người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh. Họ sử dụng thông tin về kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh, nếu thấy cần thiết, để hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn.
Vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị là nhằm liên kết các quá trình quản lý với nhau và liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.
b> Chủ sỡ hữu
Là những người có quyền sở hữu với vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (như cổ đông, người góp vốn liên doanh, Nhà nước trong các doanh nhgiệp quốc doanh và công ty cổ phần…), họ quan tâm đến lợi tức sinh ra từ vốn kinh doanh, vì đây là căn cứ để họ đưa ra các quyết định cần thiết, bao gồm cả quyết định phân chia lợi túc cho họ. Đồng thời, qua việc xem xét thông tin trên báo cáo kế toán họ có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản lý ở doanh nghiệp là tốt hay xấu.
c> Các nhà cho vay và cung cấp hàng hóa dịch vụ
Các ngân hàng, các tổ chức tài chính cũng như các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trước khi cho vay hoặc cung cấp đều có nhu cầu thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Nghĩa là, doanh nghiệp đã có đủ khả năng chi trả hay không? Để có được thông tin này họ phải sử dụng thông tin của kê toán
d> Các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho tổ chức hoạt động kinh doanh với hy vọng thu được lợi tức trên vốn đầu tư. Ho luôn luôn muốn đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và thời gian ngắn nhất. Do vậy, trước khi đầu tư, họ cần thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để qua đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá rồi đi đến quyết định
e> Các cơ quan thuế
Các cơ quan thuế địa phương va trung ương dựa vào tài liệu của kế toán để tính thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Các cơ quan thuế thường lấy số liệu lợi tức được thể hiện trên báo cáo kế toán trừ đi các khoản miễn giảm thuế theo luật định để xác định lợi tức chịu thuế.
f> Các cơ quan Nhà nước
Các cơ quan Nhà nước cần số liệu kế toán của doanh nghiệp, để tổng hợp cho ngành, địa phương và trên cơ sở đó phân tích đánh giá nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô.

•BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
a> Kế toán là một ngôn ngữ
Kế toán được nhận thức là một ngôn ngữ kinh doanh. Đó là một phương tiện truyền đạt thông tin về một doanh nghiệp.
Nhận thức kế toán là một ngôn ngữ kinh doanh, vì kế toán có rất nhiều thứ phù hợp với ngôn ngữ. Các hoạt động kinh doanh khác nhau của một doanh nghiệp được báo cáo trên các baó cáo kế toán bằng ngôn ngữ kế toán, cũng giống như tin tức được đọc báo cáo trên các tờ báo chí và các phương tiện truyền tin khác
Tính có thể so sánh được của báo cáo cần thiết, cho việc thực thi hữu hiệu loại ngôn ngữ đó dù nó bằng thứ tiếng việt hay kế toán. Đồng thời, ngôn ngữ phải linh hoạt để thích ứng với môi trường đang biến động.
Nhận thức kế toán là một ngôn ngữ đã được hội nghế nghiệp về kế toán của nhiều nước thừa nhận. Bởi vì giữa ngôn ngữ và kế toán có nhiều điểm tương đồng tiềm ẩn. Ngôn ngữ của kế toán được chuyển thể từ ngôn ngữ chung, thành những ký hiệu của kế toán, sắp xếp theo một hệ thống có căn cứ và mô phỏng theo một nguyên tắc nhất định. Sự sắp xếp này của các ký hiệu được gọi là ngôn ngữ, và các nguyên tắc tác động đến kiểu mẫu và công dụng các ký hiệu đó hình thành văn phạm của ngôn ngữ đó.
Cấu trúc văn phạm của ngôn ngữ kế toán gồm 2 yếu tố:
- Các ký hiệu hay đặc điểm từ vựng của một ngôn ngữ là các đơn vị “có ý nghĩa” hay các từ có thể nhận diện ở mọi ngôn ngữ, được dùng nhận diện các khái niệm cá biệt và trình bày bằng ký hiệu mà kế toán sử dụng.
- Các nguyên tắc văn phạm của một ngôn ngữ, ở đây ám chỉ, những cách sắp xếp về cú pháp của mọi ngôn ngữ. Trong kế toán, các nguyên tắc văn phạm, nhằm chỉ các, thủ tục, phải tuân thủ khi xây dựng xây tất cả các số liệu về tài chính của doanh nghiệp.
- Với sự hiện diện của các yếu tố cấu thành này các ký hiệu và các nguyên tắc kế toán, kế toán có thể được định nghĩa là một ngôn ngữ.
b> Kế toán là một hệ thống thông tin
Kế toán luôn luôn được xem là một hệ thống thông tin. Nó được cho là quá trình kết nối một nguồn thông tin, một kênh thông tin (thường do kế toán viên thực hiện) với tập hợp những nguồn nhận thông tin (những người sử dụng). Theo quan điểm kế toán là một hệ thống thông tin, kế toán có thể hiểu là: “Quá trình mã hóa các quan sát theo ngôn ngữ của kế toán, thành các ký hiệu qua các báo cáo của hệ thống đó và giải mã chúng để truyền đạt các kết quả đó”
Quan điểm này nhấn mạnh đến việc nhận thức và truyền đạt thông tin kế toán. Trước hết, giả thuyết kế toán là một hệ thống đo lường chính thức duy nhất trong một tổ chức. Sau đó, nó nâng cáo khả năng thiết thiết kế một hệ thống kế toán tùy ý, đủ khả năng để cung cấp các thông tin hữu ích cho nguồn cần sử dụng thông tin.
c> Kế toán là một hồ sơ lịch sử
Nhìn chung, kế toán được xem là phương tiện cung cấp thông tin lịch sử của một tổ chức và các giao dịch của nó với các môi trường xung quanh nó. Đối với người chủ sở hữu hay đối với các cổ đông của một doanh nghiệp, các hồ sơ kế toán cung cấp lịch sử về trách nhiệm quản lý các nguồn lực của chũ sỡ hữu. Kế toán là hệ thống thông tin hoạt động qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thu thập và ghi nhận
- Giai đoạn đánh giá kết quả và hiệu quả
- Giai đoạn cung cấp thông tin cho hoạch định.
d> Kế toán là một hàng hóa
Kế toán cũng được xem là hàng hóa sinh ra từ một hoạt động kinh tế. Bởi vì, kế toán cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng cần sử dụng thông tin khác nhau. Người nhận thông tin có thể ra quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn, Thay vì nếu không có thông tin, muốn có được các thông tin cần có chi phí bỏ ra, nguời sử dụng thông tin này phải nhận diện được kết quả của thông tin làm thay đổi các quyết định so với chi phí để có được thông tin.
Sự lựa chọn thông tin kế toán và các kỹ thuật kế toán có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm người khác nhau trong xã hội. Kết quả là có một thị trường thông tin kế toán với cung và cầu xác định có thể không giống nhau. Quan điểm kế toán là một hàng hóa đang và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng sâu sắc đến cách nghĩ về kế toán và nghiên cứu kế toán.
e> Kế toán phản ánh thực trạng kinh tế hiện hành
Kế toán cũng được xem xét như là một phương tiện phản ánh thực trạng kinh tế hiện hành theo quan điểm này thì cả bảng CĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều phải dựa trên cơ sở đánh giá nào, phản ánh nhiều nhất thực trạng kinh tế thay vì chi phí lịch sử.
Phương pháp được xem là phản ánh nhất thực trạng kinh tế nhấn mạnh vào giá hiện hành và giá tương lai hơn là giá lịch sử. Mục tiêu chính của quan điểm này của kế toán là để xác định thu nhập thực sự, là quan điểm phản ánh sự thay đổi về của cải của doanh nghiệp theo thời gian. Sử dụng phương pháp nào đó để đo lường tốt nhất các giá trị tài sản, công nợ và thu nhập liên quan? Để trả lời câu hỏi này có nhiều phương pháp đánh giá tài sản được đề nghị đưa ra. Xong cũng không ít quan điểm tranh luận khác nhau về vấn đề này.

Sau khi phân tích các khái niệm kế toán, xác định rõ vai trò và bản chất của kế toán, theo quan điểm của tôi, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, kế toán có thể được định nghĩa như sau:
“Kế toán là một khoa học liên quan đến việc thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính hữu ích của một tổ chức đến các đối tượng sử dụng để trên cơ sở đó đế ra các quyết định hợp lý.”


Xem Nhiều

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ blog

Blog Archive