Nhiều doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nhưng cũng phải chờ từ 7-14 ngày số ngoại tệ họ cần mới được ngân hàng đáp ứng. Cực chẳng đã, có DN vì cần kíp đã phải huy động cả USD của cán bộ, công nhân viên. Hỏi đến chuyện mua USD vào thời điểm này, hều hết các DN đều lắc đầu kêu khó. Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT- Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex) - Hà Nội cho biết, việc mua ngoại tệ luôn rất khó khăn vì ngân hàng thường không bao giờ có đủ ngoại tệ theo nhu cầu.
DN muốn mua được ngoại tệ thì phải theo hai cách thức thông thường: có kế hoạch từ trước hoặc mua ngoại tệ khác như EURO rồi lại chuyển sang đồng USD. Bên cạnh đó, DN phải ký quĩ 20% tại ngân hàng, luôn phải để một khoản tiền Việt để trong ngân hàng để đợi mua USD. Trong thời gian chờ đợi này, DN cũng chịu lãi suất.
DN muốn mua được ngoại tệ thì phải theo hai cách thức thông thường: có kế hoạch từ trước hoặc mua ngoại tệ khác như EURO rồi lại chuyển sang đồng USD. Bên cạnh đó, DN phải ký quĩ 20% tại ngân hàng, luôn phải để một khoản tiền Việt để trong ngân hàng để đợi mua USD. Trong thời gian chờ đợi này, DN cũng chịu lãi suất.
"Nói chung, doanh nghiệp luôn ở thế bị động trong việc mua bán USD trong thời điểm này"- ông Lý nói.
Công ty của ông Lý mỗi tháng cần từ 3-5 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và phải thu gom ở nhiều ngân hàng. Các ngân hàng có thể vẫn bán đủ số lượng ngoại tệ nhưng DN sẽ phải chờ từ 1 -2 tuần mới được đáp ứng nhưng nhiều khi việc kinh doanh đâu có thể lúc nào cũng chờ được.
Ông Vũ Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội- Hapro cho biết, một tháng, tổng nhu cầu ngoại tệ của DN vào khoảng 5 triệu USD. Tuy nhiên, mua ngoại tệ vào thời điểm hiện nay là rất khó khăn do nguồn cung của các ngân hàng bị hạn chế. Trong giai đoạn căng thẳng này, Hapro cũng phải đợi khoảng 7 ngày mới mua được ngoại tệ. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Cách duy nhất là công ty cố gắng tự cân đối từ nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu nhưng vẫn không đủ.
Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có quy mô lớn và nhiều ngành kinh doanh để có thể hỗ trợ nhau như Hapro. Các DN nhỏ đang chịu nhiều khó nhất trong tình trạng thiếu USD như hiện nay. Một DN kinh doanh cơ điện ở Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay họ mới có được một hợp đồng lớn, nhưng khi thanh toán cho đối tác, tìm đến đến ngân hàng lại không được đáp ứng.
Số ngoại tệ không phải là lớn nhưng đã cầu cạnh 2 -3 ngân hàng đều không được vì là DN chưa được xếp vào diện ưu tiên của ngân hàng. Cực chẳng đã, DN đành phải bắc cầu qua 3 - 4 DN khác có quan hệ thân thiết với ngân hàng để mua được số ngoại tệ cần. Chi phí phát sinh thêm cộng vào khiến giá USD cao hơn thực tế.
Thậm chí, tại một DN nhập khẩu thiết bị y tế đã phải huy động cả từng ngàn USD của nhân viên trong cơ quan để đặt cọc cho một lô thiết bị sắp về. Nếu không nhập hàng về kịp, lại buộc phải chậm giao thiết bị thì sẽ bị phạt theo hợp đồng cung cấp cho đối tác trong nước. Lo được đặt cọc rồi nhưng vị giám đốc lại chưa biết nhìn vào đâu để lấy nguồn thanh toán nốt cho đối tác, nếu không sẽ bị phạt.
Không những thế, DN nhập khẩu điện máy ở TP.HCM cho biết, khi thị trường bình thường họ đều thanh toán dễ dàng qua ngân hàng. Nhưng bây giờ ngân hàng không chịu bán USD cho DN nên DN phải tìm cách thu gom ngoài thị trường chợ đen rồi nộp vào ngân hàng. Nhưng sau đó phải có một thủ tục xin mua lại số USD mình mới nộp vào mới thanh toán được cho đối tác. Tính ra, giá USD đã cao hơn nhiều so với giá quy định nhưng vẫn phải chấp nhận.
Quá bức xúc, trưởng một phòng nghiệp vụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp cho hay, khó khăn không phải bây giờ mà từ Tết đến nay. Tỷ giá mua vào bán ra niêm yết gần như bằng nhau. Ngân hàng cứ ghi thế nhưng không có đủ hoặc không bán ngoại tệ cho DN.
"Chúng tôi phải tìm mọi cách xoay sở để có đủ ngoại tệ, chi phí đội cao lên vì không thể không mua ngoại tệ. Các ngân hàng cứ đăng thông báo nhưng không có ngoại tệ để bán... chuyện này không biết kéo dài đến bao giờ"- vị trưởng phòng này nói.
Ngân hàng cũng khó
Theo phản ánh của các DN, đa số các đề nghị mua ngoại tệ của họ đều bị các ngân hàng lắc đầu với lý do duy nhất là không đủ nguồn cung.
Đúng là các ngân hàng cũng có những khó khăn thực sự về ngoại tệ. Bởi nhiều DN và người dân có nguồn thu ngoại tệ đã không bán cho ngân hàng mà dùng để thế chấp vay VND. Lý do dẽ hiểu là vay VND đang được hỗ trợ lãi suất.
Trong 4 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%. Thực tế này đã làm tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế.
Chính vì thế, phó giám đốc một chi nhánh của Vietcombank cho biết, từ đầu tháng 4, Hội sở đã có chỉ đạo cho các chi nhánh phải tự hạn chế và điều tiết lượng ngoại tệ bán ra theo thứ tự ưu tiên. Thậm chí, ngân hàng còn đề ra mức khống chế lượng bán ra trong ngày đối với từng chi nhánh tùy theo quy mô của chi nhánh đó. Đây là biện pháp bất đắc dĩ để ứng phó với hoàn cảnh thiếu nguồn cung ngoại tệ thương mại như hiện nay và đây là cách mà nhiều ngân hàng đang áp dụng.
Công ty của ông Lý mỗi tháng cần từ 3-5 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và phải thu gom ở nhiều ngân hàng. Các ngân hàng có thể vẫn bán đủ số lượng ngoại tệ nhưng DN sẽ phải chờ từ 1 -2 tuần mới được đáp ứng nhưng nhiều khi việc kinh doanh đâu có thể lúc nào cũng chờ được.
Ông Vũ Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội- Hapro cho biết, một tháng, tổng nhu cầu ngoại tệ của DN vào khoảng 5 triệu USD. Tuy nhiên, mua ngoại tệ vào thời điểm hiện nay là rất khó khăn do nguồn cung của các ngân hàng bị hạn chế. Trong giai đoạn căng thẳng này, Hapro cũng phải đợi khoảng 7 ngày mới mua được ngoại tệ. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Cách duy nhất là công ty cố gắng tự cân đối từ nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu nhưng vẫn không đủ.
Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có quy mô lớn và nhiều ngành kinh doanh để có thể hỗ trợ nhau như Hapro. Các DN nhỏ đang chịu nhiều khó nhất trong tình trạng thiếu USD như hiện nay. Một DN kinh doanh cơ điện ở Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay họ mới có được một hợp đồng lớn, nhưng khi thanh toán cho đối tác, tìm đến đến ngân hàng lại không được đáp ứng.
Số ngoại tệ không phải là lớn nhưng đã cầu cạnh 2 -3 ngân hàng đều không được vì là DN chưa được xếp vào diện ưu tiên của ngân hàng. Cực chẳng đã, DN đành phải bắc cầu qua 3 - 4 DN khác có quan hệ thân thiết với ngân hàng để mua được số ngoại tệ cần. Chi phí phát sinh thêm cộng vào khiến giá USD cao hơn thực tế.
Thậm chí, tại một DN nhập khẩu thiết bị y tế đã phải huy động cả từng ngàn USD của nhân viên trong cơ quan để đặt cọc cho một lô thiết bị sắp về. Nếu không nhập hàng về kịp, lại buộc phải chậm giao thiết bị thì sẽ bị phạt theo hợp đồng cung cấp cho đối tác trong nước. Lo được đặt cọc rồi nhưng vị giám đốc lại chưa biết nhìn vào đâu để lấy nguồn thanh toán nốt cho đối tác, nếu không sẽ bị phạt.
Không những thế, DN nhập khẩu điện máy ở TP.HCM cho biết, khi thị trường bình thường họ đều thanh toán dễ dàng qua ngân hàng. Nhưng bây giờ ngân hàng không chịu bán USD cho DN nên DN phải tìm cách thu gom ngoài thị trường chợ đen rồi nộp vào ngân hàng. Nhưng sau đó phải có một thủ tục xin mua lại số USD mình mới nộp vào mới thanh toán được cho đối tác. Tính ra, giá USD đã cao hơn nhiều so với giá quy định nhưng vẫn phải chấp nhận.
Quá bức xúc, trưởng một phòng nghiệp vụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp cho hay, khó khăn không phải bây giờ mà từ Tết đến nay. Tỷ giá mua vào bán ra niêm yết gần như bằng nhau. Ngân hàng cứ ghi thế nhưng không có đủ hoặc không bán ngoại tệ cho DN.
"Chúng tôi phải tìm mọi cách xoay sở để có đủ ngoại tệ, chi phí đội cao lên vì không thể không mua ngoại tệ. Các ngân hàng cứ đăng thông báo nhưng không có ngoại tệ để bán... chuyện này không biết kéo dài đến bao giờ"- vị trưởng phòng này nói.
Ngân hàng cũng khó
Theo phản ánh của các DN, đa số các đề nghị mua ngoại tệ của họ đều bị các ngân hàng lắc đầu với lý do duy nhất là không đủ nguồn cung.
Đúng là các ngân hàng cũng có những khó khăn thực sự về ngoại tệ. Bởi nhiều DN và người dân có nguồn thu ngoại tệ đã không bán cho ngân hàng mà dùng để thế chấp vay VND. Lý do dẽ hiểu là vay VND đang được hỗ trợ lãi suất.
Trong 4 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%. Thực tế này đã làm tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế.
Chính vì thế, phó giám đốc một chi nhánh của Vietcombank cho biết, từ đầu tháng 4, Hội sở đã có chỉ đạo cho các chi nhánh phải tự hạn chế và điều tiết lượng ngoại tệ bán ra theo thứ tự ưu tiên. Thậm chí, ngân hàng còn đề ra mức khống chế lượng bán ra trong ngày đối với từng chi nhánh tùy theo quy mô của chi nhánh đó. Đây là biện pháp bất đắc dĩ để ứng phó với hoàn cảnh thiếu nguồn cung ngoại tệ thương mại như hiện nay và đây là cách mà nhiều ngân hàng đang áp dụng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Vui lòng viết Tiếng Việt có dấu !