Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

Cục diện chung của lạm phát

Posted by Z-CLICK Thứ Tư, tháng 2 03, 2010, under | No comments

Chống lạm phát bằn cách thắt chặt tiền tệ, giảm cung tiền, tăng lãi suất, dẫn tới giảm tổng cầu hàng hóa, giá hàng hóa và xuất khẩu giảm.

Về lý thuyết, muốn chống lạm phát, buộc lòng phải hy sinh tăng trưởng là hiểu theo cách như thế.


Yếu tố con người


Có một khía cạnh khác của chống lạm phát không với ý nghĩa hy sinh tăng trưởng. Nó nằm chủ yếu ở yếu tố con người (sự hiểu biết) và ý chí (quyết tâm). Như Chile chẳng hạn, lạm phát của Chile năm 1990 là 20%. Về ý chí, điều đầu tiên mà Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) Chile thực hiện là công bố lạm phát mục tiêu bắt đau từ tháng 9 năm đó và kết thúc vào tháng 10 năm sau. Các định chế tài chính, buộc phải phục tùng tất cả mệnh lệnh Chính phủ và NHTU trong thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Hệ thống tài chính được giám sát cẩn mật. Chính sách tài khóa được tính toán lại sao cho có thặng dư trong trung hạn (giai đoạn 1991 - 1997). Cũng trong giai đoạn này, Chile tiến hành kiểm soát dòng vốn ngoại, chủ yếu là vốn ngắn hạn. Kết quả lạm phát giảm chỉ còn một con số, tăng trưởng không bị ảnh hưởng, nếu không muốn nói là khá cao, trung bình 8%/ năm giai đoạn từ 1991 - 1997.

Nhìn vào con người mà vai chính là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và ý chí của cả hệ thống, mới thấy hiện Việt Nam đang thiếu cái thứ nhất và vẫn còn đang loay hoay với cái thứ hai. Và như thế, chống lạm phát ở ta cũng đồng nghĩa với tăng trưởng sẽ bị hy sinh vào những điều vô lý, thậm chí phi lý. Chẳng hạn, trong khi NHNN kiên quyết hút tiền và kiểm soát cho bằng được cung tiền, thì một lượng không nhỏ ngoại tệ đang được Bộ Tài chính quản lý lan lượt đổi ra VNĐ để chi ngân sách. Trong khi ở các nước, dự trữ ngoại hối quốc gia chỉ do một mình NHTƯ quản lý.

Hãm phanh đột ngột: Nguy hiểm

Có nên "hăm phanh" nền kinh tế để tránh đổ vỡ? Những dấu hiệu bất ổn hiện nay như lạm phát cao, dòng vốn ngoại quá nhiều, "bong bóng" bất động sản, tiêu dùng quá cao, chi tiêu công tràn lan và lãng phí, khiến cho câu trả lời dễ có sự đồng thuận "có". Nhưng hăm phanh đột ngột và liên tục giật cục thì rất nguy hiểm. Cách tiếp cận vì vậy phải từ từ và nhất quán:

1. Trước hết, không có ngoại tệ. Không có chuyện trong lúc "dầu sôi lửa bỏng" mà đặt vấn đề cứu những nhóm lợi ích nào đó, bằng việc bơm tiền thêm vào lưu thông. Mới đây, để cấp cứu thị trường chứng khoáng (TTCK), Chính phủ có đề xuất ngưng giải chấp cổ phiếu. Giải pháp này chỉ thể chấp nhận được nếu như đó là sự thỏa thuận của ngân hàng với các Công ty Chứng khoán và nhà đầu tư hoặc TTCK đang rơi vào khủng hoảng. Nhưng nếu sắp tới đây mà NHNN bơm tiền bù đắp thanh khoản cho các ngân hàng từ việc ngưng giải chấp cổ phiếu, thì đây đúng là điều khó có thể chấp nhận. Hành động này hoặc khiến cho ta nghĩ là TTCK đang rơi vào khủng hoảng hoặc là đang cứu ai đây. Mà TTCK hiện nay chỉ phản ánh đúng những gì mà nhà đầu tư đã gây ra, thế cho nên việc sụt giảm của TTCK cũng là điều bình thường. Cách can thiệp theo kiểu này chẳng những làm hại tăng trưởng mà còn góp phần làm cho lạm phát tăng tốc.

2. Ngân sách hiện vẫn tiếp tục thâm hụt khoảng 5% GDP, con số này tuy có thể chấp nhận được trong bối cảnh hiện tại, nhưng chi ngân sách lãng phí mới là điêu đáng báo động. Trong rủi (lạm phát tăng tốc) lại có may vì nguy cơ đổ vỡ đang sờ sờ trước mắt, nên đây là thời cơ vàng để Chính phủ có cơ sở "thực tiễn" thuyết phục Quốc hội nhanh chóng giải quyết nhanh gọn bộ máy hành chính rườm rà của các bộ, ngành và tỉnh, thành hiện tại. Bộ máy hành chính khổng lồ này chắc tiêu tốn không dưới 1% GDP, đó là chưa kể lực cản của cả hệ thống trong việc thúc đẩy tăng trưởng với các thủ tục hành chính phức tạp và khó hiểu.

3. Chống lạm phát không nên bằng thắt chặt thanh khoản quá mức, mà chú ý nhiều đến sử dụng công cụ lãi suất và tỷ giá. Đề xuất của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) cho là Việt Nam cần tập trung vào việc tăng tỉ lệ lãi suất có kiểm soát hơn là siết chặt thanh khoản, chính là hướng đi khả dĩ hiện nay. Chính sách thiên về thắt chặt thanh khoản đã chứng tỏ có những sai lầm do liên tục tạo ra những khó khăn trong toàn hệ thống Ngân hàng và các doanh nghiệp do họ không có đủ tiền đồng.

4. Chống lạm phát nhưng đừng sốc. Thắt chặt tiền tệ quá máy móc và cùng với đó là quyết định tăng giá xăng dầu như hành động đổ thêm dầu vào lửa và chỉ làm hại cho tăng trưởng. Việc hoãn lại đề nghị tăng giá xăng dầu mới đây cho thấy các quyết định trước đó đúng là "có vấn đề".

5. Việc khan hiếm đồng USD thời gian gần đây cho thấy nền kinh tế đang rất cần vốn ngoại tệ cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, Chính phủ hãy thật cẩn thận với quan điểm cho là đã tới lúc ngăn dòng vốn ngoại. Quan điểm ngăn chặn dòng vốn ngoại, dựa trên việc nền kinh tế không hấp thụ nó ngay một lúc nên sẽ dẫn đến lạm phát.

Ai cũng nhất trí là cần thiết phải quản lý và ngăn chặn dòng vốn ngoại mang tính đầu cơ. Nhưng phân biệt thế nào giữa dòng vốn gián tiếp ngắn hạn và dài hạn rất khó, nhất là khi thị trường ngày càng có nhiều công cụ tài chính cao cấp để các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển hóa từ dài hạn thành ngắn hạn. Cách tiếp cận tốt nhất, vì vậy, nên hướng về kiểm soát vốn ngoại thông qua "tư cách" của họ chứ không phải chiều cao "dài" hay "ngắn". Chẳng hạn như quy định chặt chẽ chất lượng các quỹ đầu tư nước ngoài bằng các tiêu chí trình độ, năng lực quản lý, quy mô vốn...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt có dấu !


Xem Nhiều

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ blog

Blog Archive