Tại buổi nói chuyện chuyên đề “Chiến lược kinh doanh dành cho doanh nghiệp Việt Nam trong và sau suy thoái” diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, Giáo sư John Behzad, chuyên gia tài chính, quản trị của trường Đại học California State University (Mỹ), đã chia sẻ một số kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong ngành điện tử. Dưới đây là một số ghi nhận về vấn đề kiểm soát dòng tiền và quản lý chi phí của doanh nghiệp trong thời khủng hoảng.
Kiểm soát dòng tiền
Giáo sư Behzad cho rằng, trong khủng hoảng, doanh nghiệp giống như một người bị nhức đầu. Đi khám bệnh, lúc đầu bác sĩ cho uống một viên Aspirin, nhưng chỉ điều trị được triệu chứng, vì trong đầu người đó có một khối u và cần có bác sĩ phẫu thuật não để mổ lấy khối u.
Làm xét nghiệm trước khi mổ, bác sĩ phát hiện người này có vấn đề ở tim, do vậy phải cần đến bác sĩ tim mạch. Tại phòng khám tim mạch lại thấy có vấn đề ở gan… Có nghĩa bệnh nhân bị nhiều bệnh cùng một lúc mà phải có nhiều chuyên gia mới chữa trị được.
Cũng vậy, khủng hoảng tài chính, kinh tế... cùng một lúc tác động lên doanh nghiệp, giống một người bệnh gặp một lúc nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng.
Vậy, doanh nghiệp phải làm gì? Theo Giáo sư Behzad, vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt lúc này là quản lý dòng tiền. Vòng quay của tiền mặt rất quan trọng. Dù doanh nghiệp có rất nhiều tài sản, giá trị của công ty rất lớn, nhưng hàng tồn kho không bán được, nợ khách hàng chưa thanh toán... thì không có tiền mặt để trang trải các chi phí hàng ngày, hàng tháng như tiền điện, nước, tiền lương.
Trước hết, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc lưu chuyển tiền tệ trong ngắn hạn. Lúc này, phải tính đến hiệu suất của doanh nghiệp, cụ thể một đồng tài sản thì sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm hiệu quả. Doanh nghiệp có thể làm tăng hiệu suất đó bằng cách giảm hàng tồn kho và quản lý dòng vốn tốt.
Điều quan trọng thứ hai là dùng đòn bẩy tài chính, tức là dùng đòn bẩy nợ để tạo ra hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ càng lớn thì rủi ro càng cao, vì vậy cần tính toán tỷ lệ nợ bao nhiêu là vừa.
Một vấn đề nữa là quản lý công ty, quản lý tài chính. Doanh nghiệp phải có ngân quỹ bao nhiêu và sử dụng như thế nào để tạo ra thanh khoản. Ở đây, vai trò của người quản lý tài chính trong doanh nghiệp rất quan trọng. Như người mắc nhiều chứng bệnh nặng cùng lúc, điều quan trọng nhất đối với bác sĩ điều trị là làm sao để bệnh nhân sống được cái đã, những việc khác tính sau. Doanh nghiệp cũng vậy, phải tồn tại được, sau đó mới tính đến những vấn đề khác. Do vậy, phải làm sao để lợi nhuận không chỉ là lấy doanh thu trừ đi chi phí mà còn phải tính đến lợi nhuận trên chi phí cơ hội đã bỏ ra, bên cạnh đó còn phải tạo ra giá trị cộng thêm cho doanh nghiệp.
Quản lý dòng tiền cũng không phải để tiền nằm trong két công ty. Tiền đang nằm ngoài thị trường, ở công nghệ, khách hàng, ở cả đối thủ cạnh tranh, nơi người tiêu dùng… Tức là tất cả đồng tiền doanh nghiệp làm ra bắt nguồn từ đó. Do vậy, doanh nghiệp cần đưa sản phẩm gì ra thị trường, thu về bao nhiêu lợi nhuận mới là điều quan trọng.
Kiểm soát dòng tiền còn là việc xem lại tài sản doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán, kiểm tra từng mục một xem có tạo ra năng suất, tạo ra tài sản hay không. Bất kỳ một tài sản nào, cái bàn, cái ghế, một sản phẩm, kể cả nhân viên chẳng hạn không tạo ra giá trị hay lợi nhuận nào thì cần xem lại. Trong lúc này, bất kỳ một đồng tài sản nào bỏ ra cũng phải tạo ra lợi nhuận.
Trong tình hình hiện nay, việc tìm kiếm lợi nhuận là rất khó khăn. Vì thế cách duy nhất để có lợi nhuận là phải giảm chi phí, do vậy doanh nghiệp phải quản lý được chi phí của mình.
Quản lý chi phí
Trong tình hình khó khăn, nhiều doanh nghiệp muốn trấn an nhà đầu tư bằng cách chia cổ tức cao, để chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đặt câu hỏi: Chia cổ tức cao có đồng nghĩa với sức khỏe tài chính doanh nghiệp đang tốt hay không?
Một số công ty tạo cho ban giám đốc, nhân viên một môi trường làm việc thoải mái bằng cách đáp ứng những nhu cầu vật chất như máy tính, xe cộ... nhưng doanh nghiệp cần xem lại điều đó có đem lại hiệu quả hay không, vì nếu chi phí tăng nhưng doanh thu không tăng, lợi nhuận giảm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Sức khỏe tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào việc quản lý dòng tiền sao cho hiệu quả. Hãy làm cho vòng quay của dòng tiền nhanh hơn từ những khoản thu công nợ. Có thể tăng chiết khấu cho khách hàng để thu tiền về càng nhanh càng tốt. Càng tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho thì hiệu quả mang lại càng lớn.
Trong thời điểm khó khăn này, doanh nghiệp cần hành động một cách mau chóng, chính xác và hiệu quả. Mọi quyết định phải khách quan và thực tiễn, đừng quyết định bằng cảm xúc, bằng những ước mơ nào đó mà phải bằng những con số thực tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho giai đoạn sau khủng hoảng. Doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai, đầu tư kỹ năng cho nhân viên, đề cao vai trò của từng phòng ban, mỗi một bộ phận phải tạo ra giá trị lợi nhuận giúp doanh nghiệp tăng trưởng.
Kiểm soát dòng tiền
Giáo sư Behzad cho rằng, trong khủng hoảng, doanh nghiệp giống như một người bị nhức đầu. Đi khám bệnh, lúc đầu bác sĩ cho uống một viên Aspirin, nhưng chỉ điều trị được triệu chứng, vì trong đầu người đó có một khối u và cần có bác sĩ phẫu thuật não để mổ lấy khối u.
Làm xét nghiệm trước khi mổ, bác sĩ phát hiện người này có vấn đề ở tim, do vậy phải cần đến bác sĩ tim mạch. Tại phòng khám tim mạch lại thấy có vấn đề ở gan… Có nghĩa bệnh nhân bị nhiều bệnh cùng một lúc mà phải có nhiều chuyên gia mới chữa trị được.
Cũng vậy, khủng hoảng tài chính, kinh tế... cùng một lúc tác động lên doanh nghiệp, giống một người bệnh gặp một lúc nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng.
Vậy, doanh nghiệp phải làm gì? Theo Giáo sư Behzad, vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt lúc này là quản lý dòng tiền. Vòng quay của tiền mặt rất quan trọng. Dù doanh nghiệp có rất nhiều tài sản, giá trị của công ty rất lớn, nhưng hàng tồn kho không bán được, nợ khách hàng chưa thanh toán... thì không có tiền mặt để trang trải các chi phí hàng ngày, hàng tháng như tiền điện, nước, tiền lương.
Trước hết, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc lưu chuyển tiền tệ trong ngắn hạn. Lúc này, phải tính đến hiệu suất của doanh nghiệp, cụ thể một đồng tài sản thì sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm hiệu quả. Doanh nghiệp có thể làm tăng hiệu suất đó bằng cách giảm hàng tồn kho và quản lý dòng vốn tốt.
Điều quan trọng thứ hai là dùng đòn bẩy tài chính, tức là dùng đòn bẩy nợ để tạo ra hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ càng lớn thì rủi ro càng cao, vì vậy cần tính toán tỷ lệ nợ bao nhiêu là vừa.
Một vấn đề nữa là quản lý công ty, quản lý tài chính. Doanh nghiệp phải có ngân quỹ bao nhiêu và sử dụng như thế nào để tạo ra thanh khoản. Ở đây, vai trò của người quản lý tài chính trong doanh nghiệp rất quan trọng. Như người mắc nhiều chứng bệnh nặng cùng lúc, điều quan trọng nhất đối với bác sĩ điều trị là làm sao để bệnh nhân sống được cái đã, những việc khác tính sau. Doanh nghiệp cũng vậy, phải tồn tại được, sau đó mới tính đến những vấn đề khác. Do vậy, phải làm sao để lợi nhuận không chỉ là lấy doanh thu trừ đi chi phí mà còn phải tính đến lợi nhuận trên chi phí cơ hội đã bỏ ra, bên cạnh đó còn phải tạo ra giá trị cộng thêm cho doanh nghiệp.
Quản lý dòng tiền cũng không phải để tiền nằm trong két công ty. Tiền đang nằm ngoài thị trường, ở công nghệ, khách hàng, ở cả đối thủ cạnh tranh, nơi người tiêu dùng… Tức là tất cả đồng tiền doanh nghiệp làm ra bắt nguồn từ đó. Do vậy, doanh nghiệp cần đưa sản phẩm gì ra thị trường, thu về bao nhiêu lợi nhuận mới là điều quan trọng.
Kiểm soát dòng tiền còn là việc xem lại tài sản doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán, kiểm tra từng mục một xem có tạo ra năng suất, tạo ra tài sản hay không. Bất kỳ một tài sản nào, cái bàn, cái ghế, một sản phẩm, kể cả nhân viên chẳng hạn không tạo ra giá trị hay lợi nhuận nào thì cần xem lại. Trong lúc này, bất kỳ một đồng tài sản nào bỏ ra cũng phải tạo ra lợi nhuận.
Trong tình hình hiện nay, việc tìm kiếm lợi nhuận là rất khó khăn. Vì thế cách duy nhất để có lợi nhuận là phải giảm chi phí, do vậy doanh nghiệp phải quản lý được chi phí của mình.
Quản lý chi phí
Trong tình hình khó khăn, nhiều doanh nghiệp muốn trấn an nhà đầu tư bằng cách chia cổ tức cao, để chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đặt câu hỏi: Chia cổ tức cao có đồng nghĩa với sức khỏe tài chính doanh nghiệp đang tốt hay không?
Một số công ty tạo cho ban giám đốc, nhân viên một môi trường làm việc thoải mái bằng cách đáp ứng những nhu cầu vật chất như máy tính, xe cộ... nhưng doanh nghiệp cần xem lại điều đó có đem lại hiệu quả hay không, vì nếu chi phí tăng nhưng doanh thu không tăng, lợi nhuận giảm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Sức khỏe tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào việc quản lý dòng tiền sao cho hiệu quả. Hãy làm cho vòng quay của dòng tiền nhanh hơn từ những khoản thu công nợ. Có thể tăng chiết khấu cho khách hàng để thu tiền về càng nhanh càng tốt. Càng tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho thì hiệu quả mang lại càng lớn.
Trong thời điểm khó khăn này, doanh nghiệp cần hành động một cách mau chóng, chính xác và hiệu quả. Mọi quyết định phải khách quan và thực tiễn, đừng quyết định bằng cảm xúc, bằng những ước mơ nào đó mà phải bằng những con số thực tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho giai đoạn sau khủng hoảng. Doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai, đầu tư kỹ năng cho nhân viên, đề cao vai trò của từng phòng ban, mỗi một bộ phận phải tạo ra giá trị lợi nhuận giúp doanh nghiệp tăng trưởng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Vui lòng viết Tiếng Việt có dấu !