Không nắm vững các quy tắc quản lý dòng tiền là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của các ngân hàng Mỹ, 82% thất bại của doanh nghiệp là do quản lý đồng tiền quá yếu kém. Mười quy luật quản lý đồng tiền sau đây có thể giúp doanh nghiệp tránh được kết cục này.
1.Lợi nhuận không phải là tiền mặt mà chỉ là sản phẩm của kế toán.
Bạn có thể thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt, chứ không thể thanh toán bằng các con số lợi nhuận trên sổ sách. Bạn hoàn toàn có thể có được lợi nhuận mà không cần phải tạo ra bất kỳ số tiền thực nào. Và nếu bạn thanh toán hóa đơn còn khách hàng của bạn thì không, bạn sẽ gặp rắc rối to.
2. Dòng tiền không phải là vấn đề thuộc về trực giác.
Đạt được doanh thu không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn có tiền trong tay. Xuất hiện chi phí cũng không có nghĩa là bạn đã thanh toán chúng rồi.
3. Tăng trưởng "hút" trên mặt.
Điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng thực tế, một trong những năm khó khăn nhất của doanh nghiệp là khi doanh nghiệp có doanh thu tăng vọt. Nghĩa là bạn phải xây dựng mọi thứ từ trước đó và việc thu được tiền bán hàng lại xảy ra vài tháng sau đó. Hãy cẩn thận vì tăng trưởng ngốn rất nhiều tiền mặt. Càng tăng trưởng nhanh, doanh nghiệp càng cần nhiều vốn để đầu tư.
4. Doanh thu B2B cũng "hút" tiền mặt.
Bán hàng cho người tiêu dùng thật là đơn giản vì họ trả tiền ngay cho bạn và bạn không phải lo vấn đề bán chịu. Nhưng khi bạn bán hàng cho một doanh nghiệp khác (B2B), đó không còn là việc đơn giản nữa. Vì thường bạn sẽ cho họ trả chậm một thời gian. Nếu "bạn hàng của bạn là những khách hàng lớn, bạn sẽ không thể đưa họ vào "sổ đen". Vì nếu làm như vậy, họ sẽ không bao giờ mua hàng của bạn nữa".
5. Và hàng tồn kho cũng ngốn tiền mặt.
Bạn phải mua hoặc sản xuất sản phẩm trước khi có thể bán được chúng. Thậm chí bạn đặt sản phẩm lên kệ và phải chờ đợi để bán. Nhưng những nhà cung cấp của bạn thì không đợi được. Một quy luật đơn giản: mỗi đồng bạn có ở dạng hàng tồn kho là một đồng tiền mặt bạn mất đi.
6. Vốn lưu động là vấn đề sống còn.
Về mặt kỹ thuật, vốn lưu động là kết quả của phép toán lấy nợ ngắn hạn trừ đi tài sản ngắn hạn. Trên thực tế, đó là số tiền có trong ngân hàng mà bạn có thể sử dụng để trang trải chi phí hoạt động và các khoản chi phí khác cũng như mua hàng dự trữ, trong khi chờ đợi khách hàng thanh toán tiền mua hàng. Nếu doanh nghiệp xoay vòng vốn càng nhanh thì hiệu quả đồng vốn mang lại sẽ càng lớn.
7.Các khoản phải thu chỉ là lời hứa. (Xem quy luật 4)
Số tiền khách hàng nợ bạn được gọi là "khoản phải thu". Một quy luật trong việc lập kế hoạch tiền mặt: mỗi đồng trong tài khoản phải thu của khách hàng là một đồng tiền mặt mất đi.
8. Ngân hàng không thích sự bất ngờ.
Hay luôn lập kế hoạch. Như thế, bạn sẽ không bị tính thêm chi phí (lãi suất) do nảy sinh những sự việc không dự đoán trước khi thương lượng với ngân hàng. Nếu bạn dự báo được mức tăng trưởng đột ngột trong thời gian sắp tới, một cơ hội cho sản phẩm mới hay một vấn đề về thanh toán của khách hàng, bạn nên liên lạc với ngân hàng, càng sớm chừng nào càng tốt chừng đó.
9. Theo dõi 3 tiêu chuẩn sống còn.
"Số ngày thu nợ" cho biết khoảng bao lâu thì bạn thu hồi được nợ. "Vòng quay hàng tồn kho" cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của bạn như thế nào. "Số ngày trả nợ" là thời hạn bạn phải thanh toán cho nhà cung cấp . Phải luôn theo dõi 3 tiêu chuẩn này và lên kế hoạch cho chúng trong 12 tháng tới và so sánh giữa kế hoạch với thực tế.
10. Nếu bạn là một ngoại lệ của quy tắc thì chúc mừng bạn.
Nếu tất cả khách hàng của bạn thanh toán cho bạn ngay lập tức khi mua hàng và bạn không mua bất kỳ cái trước khi bạn bán được hàng thì hãy cứ thư giãn đi. Nhưng nếu bạn bán hàng cho doanh nghiệp, hãy luôn ghi nhớ là họ thường không trả tiền ngay lập tức.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Vui lòng viết Tiếng Việt có dấu !