Lợi dụng điểm yếu của giao thức ARP là giao thức stateless: có nghĩa là một host khi nhận bản tin reply vẫn cập nhật thông tin trong đó vào ARP cache mặc dù nó hoàn toàn không gửi đi ARP request; kẻ tấn công lợi dụng điểm yếu này để gửi đi bản tin gratuitous giả mạo địa chỉ MAC nguồn tới máy nạn nhân. Kết quả là mọi thông tin máy
bị tấn công gửi đi tới một host có địa chỉ IP được chứng thực sẽ được chuyển qua máy của kẻ tấn công trước tiên. Một loạt các hình thức là hệ quả của kiểu tấn công giả mạo này có thể là: DoS; man-in-the-middle (MITM); chiếm đường truyền hoặc phiên truyền []…
2.1.Giả mạo ARP (ARP spoofing):
Có hai hình thức dựa trên kiểu giả mạo ARP này:
Hình thức thứ nhất: kẻ tấn công gửi đi bản tin ARP reply với địa chỉ MAC là địa chỉ broadcast ở lớp 2 FF:FF:FF:FF:FF:FF. Kết quả là thông tin máy nạn nhân khi gửi unicast đến một host nào đó cũng bị coi là gửi đến tất cả các host trong mạng.
Hình thức thứ hai: kẻ tấn công gửi ra toàn mạng bản tin ARP reply giả mạo địa chỉ MAC của một server nào đó trong mạng bằng một địa chỉ MAC không tồn tại. Kết quả là khi các host yêu cầu một dịch vụ nào đó trên server thì sẽ không được đáp ứng. Gói tin yêu cầu có gửi đi nhưng sẽ bị huỷ vì không có host nào nhận cả. Đây chính là kiểu tấn công DoS.
Có hai hình thức dựa trên kiểu giả mạo ARP này:
Hình thức thứ nhất: kẻ tấn công gửi đi bản tin ARP reply với địa chỉ MAC là địa chỉ broadcast ở lớp 2 FF:FF:FF:FF:FF:FF. Kết quả là thông tin máy nạn nhân khi gửi unicast đến một host nào đó cũng bị coi là gửi đến tất cả các host trong mạng.
Hình thức thứ hai: kẻ tấn công gửi ra toàn mạng bản tin ARP reply giả mạo địa chỉ MAC của một server nào đó trong mạng bằng một địa chỉ MAC không tồn tại. Kết quả là khi các host yêu cầu một dịch vụ nào đó trên server thì sẽ không được đáp ứng. Gói tin yêu cầu có gửi đi nhưng sẽ bị huỷ vì không có host nào nhận cả. Đây chính là kiểu tấn công DoS.
2.2.Kiểu tấn công Man-in-the-middle (MITM):
Theo cách tấn công này, kẻ tấn công sẽ dùng bản tin ARP reply giả mạo gửi đến cả hai máy nạn nhân. Ví dụ:
Theo cách tấn công này, kẻ tấn công sẽ dùng bản tin ARP reply giả mạo gửi đến cả hai máy nạn nhân. Ví dụ:
Hình 2.1: Sơ đồ tấn công Man-in-the-middle
Giả sử có hai máy A và B cần trao đổi thông tin với nhau. Máy X gửi bản tin ARP reply cho máy A với địa chỉ IP nguồn là địa chỉ của B còn địa chỉ MAC nguồn là địa chỉ của X. Ngược lại; X cũng gửi tới B bản tin giả mạo với địa chỉ IP nguồn là địa chỉ IP của A và địa chỉ MAC nguồn là địa chỉ MAC của X.
Kết quả là khi A và B trao đổi thông tin với nhau; toàn bộ thông tin này sẽ được trung chuyển qua X mà hai host này không hề hay biết. Kẻ tấn công có thể thay đổi hoặc đánh cắp thông tin tuỳ theo ý định tấn công. Tuy nhiên, để thực hiện thành công kiểu tấn công này, trên máy của kẻ tấn công phải sử dụng phần mềm chuyển gói tin thời gian thực: gói tin đến từ A hoặc B phải được gửi đi ngay tức khắc và mọi gói tin đều phải giữ nguyên thông số TTL (time to live).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Vui lòng viết Tiếng Việt có dấu !